This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Các loại viêm gan siêu vi hiện nay

 Các virus gây viêm gan bao gồm: Virus viêm gan A (HAV), virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV), virus viêm gan D (HDV), virus viêm gan E (HEV), virus viêm gan G (HGV). Trong đó chủ yếu hay gặp HAV, HBV, HCV.

Virus viêm gan A: Virus viêm gan A được phát hiện từ năm 1973, lây truyền qua đường ăn uống. Bệnh nhân bị nhiễm HAV thường tiến triển lành tính, khỏi hoàn toàn, không có tình trạng người lành mang vi khuẩn. bệnh đã có vacxin tiêm phòng.

Virus viêm gan B: Tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B là cao. HBV là virus duy nhất có acid nhân là ADN. Đã có vacxin tiêm phòng bệnh viêm gan do virus viêm gan B

Virus viêm gan C: Được phát hiện từ năm 1989. Virus có tính đa dạng về gen do có nhiều kiểu gen vì vậy đáp ứng miễn dịch của cơ thể với bệnh kém, sau khi khỏi, cơ thể vẫn có nguy bị tái nhiễm hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh.

Virus viêm gan D được phát hiện từ năm 1977. HDV là một virus chưa hoàn chỉnh, nó chỉ có lõi là ARN. Để trở thành virus hoàn chỉnh nó cần có HBsAg (Kháng nguyên bề mặt của HBV) để tạo được lớp vỏ tế bào. Vì vậy, người bị nhiễm Virus viêm gan D chắc chắn là có nhiễm HBV.

Virus viêm gan E cũng giống như HAV, HEV được lây nhiễm qua đường ăn uống. Ở phụ nữ có thai, nhất là ba tháng cuối nếu như bị nhiễm HEV có nguy cơ cao diễn tiến thành viêm gan ác tính.

Virus viêm gan G có sự đồng nhất với HCV đến 25 %. Khoảng 70%, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng khi bị viêm gan virus do HGV gây ra.


Điều trị viêm gan siêu vi

Phụ thuộc vào từng thể bệnh mà có sẽ có hướng điều trị khác nhau nhưng nguyên tắc chung để điều trị bệnh viêm gan siêu vi

Bệnh nhân có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên nằm nghỉ ngơi tránh hoạt động mạnh.

Chế độ ăn uống nên giảm (dầu, mỡ,...) nên ăn các thực phẩm giảm đạm, hoa quả tươi, vitamin.

Hạn chế các chất kích thích, các loại thuốc, hóa chất gây độc cho gan.

Điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

10 Câu hỏi về bệnh viêm gan

Viêm gan B là một cái tên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Việc mắc bệnh viêm gan B rất ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cả về đời sống sinh hoạt và các hoạt động xã hội. Vậy những điều cần thiết nhất ta cần biết khi nhắc đến bệnh viêm gan B là gì? Hãy cùng tìm hiểu để có thêm kiến thức về bệnh, đồng thời có thể giúp bạn tìm các phương pháp phòng bệnh tốt nhất cho riêng mình.

1. Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh có 2 quá trình diễn biến là cấp tính và mãn tính.Bệnh viêm gan B cấp tính thường mắc phải sau 6 tháng kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Người lớn có sức đề kháng tốt bị nhiễm HBV có khả năng tự khỏi và tạo miễn dịch với bệnh. Bệnh viêm gan B mạn tính thường do nhiễm HBV kéo dài cả đời, kèm theo các yếu tố tác động không tốt đến gan ( rượu, bia, thức ăn bẩn,...) sẽ biểu hiện thành bệnh. Việc bị nhiễm viêm gan B mạn tính hay không có phụ thuộc vào độ tuổi lúc bạn bị nhiễm. Có khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV sẽ diễn biến mạn tính, ngược lại chỉ có 5% đối với người lớn. Viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, có thể gây tử vong.

2. Viêm gan B phổ biến đến mức nào ở Việt Nam?

Viêm gan B có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Trong số những người hiến máu lần đầu ở tuổi từ 18 - 60 tuổi, tỷ lệ người khỏe mạnh mang virus viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20%

3. Viêm gan B lây truyền như thế nào?

Viêm gan B lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng đường máu, qua tinh dịch và các dịch cơ thể khác. Như vậy ta rút ra được những đường truyền phổ biến sau:

Viêm gan B lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng đường máu, qua đường tình dục

Sử dụng chung các vật dụng có khả năng nhiễm cao như bơm kim tiêm, dao, kéo, ... với người bị nhiễm bệnh.

Lây truyền từ người mẹ bị nhiễm viêm gan B sang con.

Viêm gan B không lây truyền qua việc ăn uống và sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, từ bú sữa mẹ hay các hoạt động như ôm hôn, bắt tay, hắt hơi vì vậy cũng đừng quá kỳ thị với những người mắc bệnh viêm gan B xung quanh bạn.

4. Triệu chứng của viêm gan B?

Tùy thuộc vào sức đề kháng và lối sống của mỗi người mà biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Nhiều người sống chung với virus 20 năm mà không có vấn đề gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị virus xâm nhập ít nhiều gan cũng sẽ bị tổn thương, các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, đau khớp và vàng da vàng mắt.

Xem thêm >>> https://hewel.com.vn/tin-tuc/trieu-chung-dau-hieu-cua-benh-viem-gan-sieu-vi-b-c2a54.html

5. Làm sao để biết mình có bị nhiễm virus viêm gan B hay không?

Xét nghiệm máu là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất. Thông qua xét nghiệm, tình trạng gan của bạn sẽ được thể hiện chính xác trên các xét nghiệm.

Thông qua xét nghiệm, tình trạng gan của bạn sẽ được thể hiện chính xác trên các xét nghiệm

6. Những ai cần xét nghiệm kiểm tra viêm gan B và vì sao?

Phụ nữ mang thai là đối tượng cần được xét nghiệm sàng lọc HBV. Việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện tình trạng sức khỏe của thai phụ và dự phòng sớm viêm gan B cho con.

Thành viên trong gia đình và người đã có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B.

Người sống trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao.

Những người bị một số bệnh như HIV, phải điều trị hóa học hoặc lọc máu.

Nhân viên y tế, những người tiếp xúc với khối lượng lớn bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm gan B hàng ngày, đặc biệt là điều dưỡng.

Những người thuộc giới tính thứ 3.

Tất cả các đối tượng trên đều có nguy cơ cao nên cần được làm xét nghiệm kiểm tra. Nếu không dương tính sẽ được tiêm vacxin dự phòng bệnh.

7. Điều trị viêm gan B như thế nào?

Một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là cách thức tốt nhất để duy trì sức khỏe với người bị viêm gan B. Một số trường hợp nặng sẽ phải nhập viện điều trị.

Một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe.

Xem thêm>>> Quy định điều trị viêm gan B theo Bộ Y Tế có gì mới?

8. Bệnh viêm gan B có thể dự phòng được không?

Câu trả lời là có. Cách dự phòng tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh . Hiện nay các vacxin là an toàn, bạn có thể chọn các trung tâm dự phòng uy tín để được tiêm phòng viêm gan B kịp thời và hiệu quả.

9. Viêm gan B ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Bà mẹ mang thai bị mắc viêm gan B có khả năng lây bệnh cho con. May mắn là việc lây truyền bệnh có thể được dự phòng bằng cách tiêm vacxin phòng viêm gan B trong vòng 12 giờ ngay sau khi đứa bé ra đời. Ngoài ra, nếu bà mẹ được phát hiện viêm gan B sớm có thể và tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ xem xét việc có cần điều trị thuốc kháng virus để dự phòng lây cho con lúc sinh sau này không.

10. Chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B?

Một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lá gan của bạn, cụ thể là giảm quá tải cho gan trong việc thải độc, tạo điều kiện để tái tạo tổ chức và ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế bào gan. Mỗi giai đoạn bệnh lại có chế độ ăn khác nhau, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bạn tại thời điểm đó.

Nguồn bài viết: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/10-cau-hoi-thuong-gap-ve-viem-gan-b/


Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Nhiễm virut viêm gan B có gây nguy hiểm gì không?

 Em mới đi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu, kết quả có virut viêm gan B dương tính nên em rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn em cần làm gì để điều trị bệnh, chi phí có cao không? Cảm ơn bác sĩ. (Hoàng Minh Giang - hoangminh@gmail.com)

Thống kê ở Việt Nam cho thấy hiện người lành mang mầm bệnh virut viêm gan B chiếm khoảng 10-15% dân số. Những người lành mang mầm bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với virut viêm gan B đến suốt đời. Trường hợp thứ 2 là người mắc bệnh viêm gan B cấp hoặc mạn. Viêm gan B cấp có triệu chứng rầm rộ như vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng nhưng sẽ tự khỏi sau vài tuần, một số trở thành viêm gan mạn. Viêm gan mạn thường có rất ít triệu chứng như đau hạ sườn phải, chán ăn, xét nghiệm men gan tăng, HbsAg(+), HbeAg(+), HBV-DNA(+). Nếu có HbeAg+++ chứng tỏ số virut hoạt động trong máu nhiều thì phải điều trị tích cực.

Như trên đã nói viêm gan cấp có thể sẽ tự khỏi sau vài tuần nhưng sẽ chuyển thành viêm gan mạn và khi bị viêm gan mạn dễ dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan sau này. Điều trị viêm gan virut B rất tốn kém. Lời khuyên, bạn cần định kỳ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa của các bệnh viện gần nhà để được theo dõi và hướng dẫn điều trị cụ thể. Đặc biệt người mang virut viêm gan b nói riêng cũng như người bệnh viêm gan virut nói chung cần chú ý chế độ ăn uống, tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc.

Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cho những người cùng chung sống trong gia đình như vợ (chồng), con cái (bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nhưng nếu ai đã nhiễm thì không cần tiêm vắc-xin nữa).

Nguồn: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/nhiem-virut-viem-gan-b-co-nguy-hiem-c62a968184.html

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Triệu chứng thầm lặng của bệnh viêm gan Virus

 Tại Việt Nam có khoảng 4-5 triệu người bị nhiễm viêm gan do virus. Viêm gan virus được giới chuyên môn xem là “sát thủ thầm lặng”, hầu hết những người bị nhiễm loại virus này không có biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu, có thể tới vài chục năm cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan mới biết mắc bệnh.

Viêm gan là tổn thương tại gan. Tình trạng bệnh có thể phát triển tới việc gây sẹo tại gan. Viêm gan cấp tính là tình trạng bệnh chỉ kéo dài dưới 6 tháng, còn viêm gan mãn tính là bệnh kéo dài hơn. Hầu hết các trường hợp tổn thương gan là do một nhóm virus được gọi là virus viêm gan gây ra. Viêm gan còn có thể là do chất độc (tiêu biểu là rượu), các nhiễm trùng khác, hoặc quá trình tự miễn dịch. Bệnh có thể diễn ra với các triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng và người bệnh không cảm thấy ốm. Người bệnh cảm thấy triệu chứng khi bệnh làm ảnh hưởng tới các chức năng của gan như giải độc kém, tiết dịch mật hỗ trợ tiêu hóa kém, các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn , vàng da, vàng mắt, tê chân…..

Tại Việt Nam có khoảng 4-5 triệu người bị nhiễm viêm gan do virus. Viêm gan virus được giới chuyên môn xem là “sát thủ thầm lặng”, ngoài yếu tố nguy cơ dễ lây nhiễm trong cộng đồng, hầu hết những người bị nhiễm loại virus này không có biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu, có thể tới vài chục năm cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan mới biết mắc bệnh. Các số liệu mới nhất cho thấy tỉ lệ bệnh viêm gan tại Việt Nam có chiểu hướng gia tăng do phần lớn người dân cũng như bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh. Nhiều người chủ quan rằng mình không có nguy cơ mắc viêm gan, không kiểm soát sớm nên vô tình gây nhiễm mầm bệnh cho những người xung quanh. Giới chuyên môn chỉ ra rằng việc phát hiện bệnh quá muộn sẽ gây nhiều khó khăn trong điều trị và có nguy cơ tử vong cao trong khi bệnh viêm gan hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm

Nấm Vân Chi và Linh Chi là  hai dược thảo quý hiếm của phương Đông được coi như một loại thảo dược có thể giúp điều trị, kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan đồng thời ức chế và tiêu diệt. Trong nấm Vân Chi loại hợp chất đa đường PSK (polysaccharide loại Krestin) và loại đạm-đa đường PSP (polysaccharopeptid PSP) có tác dụng ức chế tế bào ung thư và nâng cao hoạt tính miễn dịch của cơ thể. Vì vậy người ta dùng nấm Vân Chi để chữa bệnh viêm gan do virút HBV và hạn chế quá trình phát triển của ung thư gan.

Linh chi đỏ (còn gọi là Hồng Chi)  Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm

Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư gan đều trải qua quá trình hóa trị, xạ trị và chịu những tác dụng phụ của phương pháp này mang đến như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, rụng tóc, thiếu máu, giảm sức đề kháng… đặc biệt là nguy cơ hình thành huyết khối càng tăng cao trong hoá trị dễ gây nguy hiểm tính mạng.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Virus viêm gan B sống được bao lâu ngoài môi trường?

Virus viêm gan B sống được bao lâu là câu hỏi nhận được nhiều quan tâm của người bệnh. Bởi hiện nay, viêm gan B ngày càng phổ biến. Mỗi năm theo thống kê trên thế giới có đến hơn 600.000 người tử vong vì nó và dự báo con số này vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết nhất cho bạn.

Virus viêm gan B sống được bao lâu?

Viêm gan B – bệnh lý truyền nhiễm rất nguy hiểm cho lá gan gây ra bởi chủng virus HBV. Loại virus này sẽ xâm nhập trực tiếp vào gan làm tổn thương các tế bào gan, gây viêm gan. Không những thế nó còn phá hủy toàn bộ cơ chế hoạt động vốn có của gan

Ở ngoài môi trường, virus viêm gan B sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, virus gây viêm gan B là HBV, chúng có khả năng sống ít nhất 7 ngày ở môi trường bên ngoài. Còn ở nhiệt độ 100 độ C, loại virus này có thể sống trong thời gian 30 phút. Ở nhiệt độ – 20 độ C, virus viêm gan B sống lên đến 20 năm. Chính vì thời gian sống của loại virus này rất lâu nên cần hết sức cẩn thận. Nếu không may bị virus HBV tấn công, xâm nhập vào cơ thể, người chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thì loại virus này ủ bệnh trong thời gian từ 30 – 180 ngày, trung bình là 70 ngày sau đó hoạt động gây viêm gan B.



Không chỉ sống lâu ở môi trường bên ngoài, virus viêm gan B còn có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Chúng lây qua con đường từ mẹ sang con, lây qua đường tình dục và qua đường máu. Người bệnh khi mắc phải sẽ gặp các biểu hiện như: Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, vàng mắt, vàng da, nước tiểu khác thường màu vàng đậm, tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng hay đau vùng dưới gan,…

Định lượng virus viêm gan B

Định lượng virus viêm gan B hay chính là xét nghiệm HBV – DNA là bước xét nghiệm với mục đích chính là xác động nồng độ hoặc số lượng của virus tồn tại trong một đơn vị thể tích huyết tương/huyết thanh. Định lượng sẽ sử dụng đơn vị đo là copy/ml hoặc IU/ml (theo đó 1IU tương đương với 5-6 copy). Kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá được mức độ nhân lên ở các tế bào gan của virus.

Qua đó có thể giúp cho người bệnh đánh giá được hiệu quả trong điều trị bệnh virus viêm gan B. Hoặc cân nhắc quyết định có nên sử dụng thuốc kháng virus để điều trị hay không? Hơn nữa việc theo dõi mức độ của HBV – DNA trong máu định kỳ theo tháng, năm là điều kiện tiên quyết để quản lý tiến triển bệnh, xác định đúng thời điểm điều trị hay đánh giá có nên dừng điều trị.

Định lượng virus viêm gan B sau khi xét nghiệm được đánh giá là cao khi nằm ở mức 10.000 IU/ml, mức trung bình trong khoảng 2.000 – 10.000 IU/ml và thấp khi nằm ở dưới mức 2000 IU/ml. Sau điều trị mà định lượng này vẫn xuất hiện lại hay còn vượt mức định lượng trước đó thì có thể khẳng định người bệnh bị kháng thuốc.


Điều trị virus viêm gan B

Theo các chuyên gia cho rằng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để tiêu diệt được hết loại virus HBV này. Những phương pháp đã và đang được áp dụng chỉ dừng lại ở mức kiểm soát cũng như ức chế sự hoạt động của nó mà thôi. Hay đưa virus trở về trạng thái gần như không hoạt động. Từ đó giúp ngăn ngừa sự tái phát các biến chứng và chức năng gan được phục hồi dần. Một số cách điều trị bệnh phổ biến bao gồm:

Lọc virus khỏi máu: Ứng dụng thiết bị chuyên khoa tiên tiến nhất, xác định đúng virus ẩn trong lan. Sau đó làm cho chúng thay đổi trực tiếp nhanh chóng nhất. Cuối cùng cách ly virus, tường lũy gene bị hủy tránh sự tái sinh hay nhân bản.

Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc Tenofovir, Lamivudine hay Entecavir cùng với thuốc chích Interferon để giúp ức chế hoạt động của virus, ngăn ngừa tái sinh. Tuy nhiên chi phí điều trị theo phương pháp này khá đắt đỏ.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như: Truyền máu mang theo ozone, trị liệu định hướng hay một số bài thuốc về đông dược,… cũng được các bác sĩ áp dụng với từng bệnh nhân phù hợp nhất.

Nguồn: https://chicucthuyhcm.org.vn/virus-viem-gan-b-song-duoc-bao-lau/

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Viêm gan do đâu và có lây không?

Viêm gan là tình trạng tổn thương nhu mô gan, khiến các chức năng gan bị suy giảm dần dần.

Viêm gan do nhiễm virus

Có 5 loại virus gây viêm gan phổ biến gồm: virus viêm gan A, B, C, D, E, G.
Ngoài ra còn có một số virus khác như: MV, EBV, virus herpes, virus quai bị, virus rubella,…

Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng gây viêm gan thường là Plasmodium falciparum – ký sinh trùng sốt rét và một số loại amip.

Khi nhiễm bệnh, gan bị sưng to, các chức năng của gan như lọc chất độc, dự trữ, chuyển hóa bị trì trệ.



Viêm gan tự miễn

Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công gan. Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây viêm gan tự miễn. Một số trường hợp bệnh có thể do các chất độc, tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Viêm gan do nhiễm độc (rượu bia, thuốc)

Là tình trạng viêm, hoại tử tế bào gan do sử dụng rượu bia hay lạm dụng thuốc quá nhiều.

Đa số tổn thương do thuốc và rượu bia là cấp tính. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, viêm gan do nhiễm độc có thể dẫn đến mãn tính, xơ hóa gan.



Bệnh viêm gan có lây không?

Viêm gan tự miễn, viêm gan do nhiễm độc, sử dụng rượu, thuốc lá không có khả năng lây truyền. Tuy nhiên, nếu mắc viêm gan do virus thì khả năng lây bệnh rất cao. Cụ thể, các đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan virus gồm:

  • Người hay ăn uống thức ăn lề đường, hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sử dụng chung kim tiêm, xăm hình, xỏ lỗ tai ở các địa chỉ không uy tín.
  • Nhiễm HIV.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Sử dụng các loại thuốc gây hại cho gan.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người người bệnh.
  • Ăn uống không hợp vệ sinh, sử dụng thực phẩm là nước uống bị nhiễm bẩn.
  • Truyền máu.
  • Truyền từ mẹ sang con.
  • Hóa trị hoặc điều trị ức chế hệ thống miễn dịch.

Nguồn: careplusvn.com

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Vàng da là dấu hiệu của bệnh gì?

Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.

Như vậy, có thể thấy việc tăng nồng độ bilirubin chính là nguyên nhân của vàng da xảy ra do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nguồn gốc bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới, khi lưu chuyển trong máu, qua gan và các tế bào gan, men gan đã làm biến đổi cấu trúc của bilirubin để tạo nên dạng hòa tan trong nước gọi là bilirubin liên hợp. Các tế bào gan phân phối bilirubin liên hợp vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật, mạng lưới ống dẫn mật lại hợp lại thành ống mật chủ để tới tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ có trong phân và làm cho phân có màu vàng nâu. Vì vậy bất cứ rối loạn nào làm bilirubin tích tụ trong máu thì đều có thể gây ra vàng da.

Các nguyên nhân vàng da được chia ra làm 4 nhóm nguyên nhân gồm có:


  • Bệnh liên quan đến hồng cầu;
  • Bệnh liên quan đến tế bào gan;
  • Bệnh liên quan đến các ống mật nhỏ trong gan;
  • Bệnh liên quan đến ống mật chung ngoài gan.

2. Bệnh vàng da ở người lớn có nguy hiểm không?

Vàng da chỉ là triệu chứng gợi ý cho tình trạng bệnh lý chung của con người, vì vậy chỉ đơn thuần dựa vào hiện tượng vàng da ở người trưởng thành thì không thể đánh giá tình trạng hiểm và diễn biến của bệnh được. Từ thực tế đó sau khi phát hiện vàng da người ta sẽ nghĩ đến các nhóm nguyên nhân gây bệnh và đánh giá mức độ nguy hiểm tùy vào bệnh như sau:

Nhóm bệnh liên quan đến hồng cầu

Tình trạng hồng cầu bị tăng tốc độ phá hủy do bệnh lý khiến bilirubin được sản xuất quá mức so với bình thường và lưu hành trong máu, sẽ khiến các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin này, dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.

Các dạng bệnh lý phá hủy hồng cầu gồm có: Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh thiếu men glucose 6-phosphate dehydrogenase, hội chứng tăng ure máu tán huyết, sốt rét hoặc tụ máu ở mô.

Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan

Đây là nhóm bệnh lý chính gây nên vàng da ở người trưởng thành do tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu. Ngoài ra, việc các tế bào gan bị hủy hoại hoặc giảm số lượng cùng có thể là nguyên nhân tại gan gây tăng nồng độ bilirubin trong máu. Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan bao gồm:



  • Viêm gan cấp là quá trình viêm xảy ra tại gan do virus, vi khuẩn hoặc rượu, thuốc, bệnh tự miễn khiến cho tế bào gan bị hủy hoại;
  • Xơ gan là quá trình mà các tổ chức của gan bị thay thế bằng mô sẹo ảnh hưởng đến chức năng gan một cách từ từ, khó phát hiện nhưng sẽ nặng lên khi chức năng gan tệ hơn. Những nguyên nhân chính gây xơ gan là viêm gan B mạn, viêm gan C mạn, tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn;
  • Ung thư di căn vào gan cũng cần được nghĩ đến và xếp vào nhóm nguyên nhân tại gan;
  • Một số hội chứng di truyền hiếm gặp sau sinh nhưng cũng có thể gây ra vàng da như hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor.


Nhóm bệnh liên quan đến ống mật chủ

  • Dịch mật chứa bilirubin sẽ được dẫn từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan về ống mật chủ, nếu ống mật chủ hẹp hoặc bị nghẽn thì dịch mật sẽ tràn vào máu gây ra vàng da;
  • Sỏi mật là bệnh lý do mật ở dạng dịch tạo sỏi gây ra, thông thường sỏi sẽ hình thành ở túi mật không gây ảnh hưởng gì, tuy nhiên nếu sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và kẹt ở ống mật chủ sẽ làm dịch mật không thể vào ruột và thẩm thấu vào máu gây ra vàng da;
  • Ung thư đầu tụy cũng có thể là nguyên nhân gây ra tắc dòng chảy của dịch mật;
  • Viêm tụy cấp gây phù nề dẫn tới tắc dòng chảy của dịch mật cũng sẽ gây vàng da;
  • Hẹp đường dẫn mật: Do biến chứng tạo xơ của viêm gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da;
  • Ung thư túi mật phát triển gây tắc ống mật chủ;
  • Viêm đường mật do các bệnh lý xơ gan tiên phát hay viêm đường mật xơ hóa và một số thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật, đào thải bilirubin gây vàng da.


Nhóm bệnh vàng da do thuốc


  • Một số thuốc cũng có thể gây vàng da ứ mật hoặc vàng da do viêm gan;
  • Thuốc gây viêm đường dẫn mật cũng dẫn tới tắc mật và vàng da;
  • Thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.

3. Chẩn đoán nguyên nhân vàng da như thế nào?

Để chẩn đoán ra nguyên nhân vàng da cần dựa vào cả tiền sử, khám thực thể và cận lâm sàng để định hướng chính xác nguyên nhân gây ra.

Tiền sử: Tiền sử để nghi ngờ nguyên nhân vàng da rất quan trọng, ví dụ như bệnh nhân uống nhiều rượu thì nghi ngờ bệnh gan do rượu, bệnh nhân nghiện ma túy thì nghi viêm gan do virus hoặc bệnh nhân có dùng thuốc thì nghi ngờ vàng da do thuốc, bệnh nhân đau bụng từng cơn nghi ngờ tắc đường mật do sỏi.

Khám thực thể: Khám thực thể cần khám toàn diện, tuy nhiên chú ý khám bụng. U ổ bụng gợi ý vàng da do ung thư thâm nhiễm gan do di căn. Gan cứng sẽ nghĩ nhiều đến xơ gan, gan cứng kèm nhiều nốt thì gợi ý ung thư gan.

Cận lâm sàng (xét nghiệm):

  • Định lượng bilirubin máu là xét nghiệm đầu tay để xác định nguyên nhân gây vàng da. Bilirubin gián tiếp tăng đáng kể gợi ý tan máu, men gan tăng gợi ý viêm gan. Xét nghiệm gan khác như alkaline phosphate gợi ý bệnh lý tắc đường mật;
  • Siêu âm bụng là xét nghiệm đơn giản và an toàn để thăm dò các cơ quan trong ổ bụng nhằm phát hiện khối u trong gan hoặc sỏi mật;
  • CT Scanner hữu ích trong phát hiện u gan, tụy và giãn ống mật.



4. Nên làm gì khi nghi bị vàng da?


Việc đầu tiên khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể là phải đến khám và theo dõi ở các cơ sở y tế

Việc đầu tiên khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể là phải đến khám và theo dõi ở các cơ sở y tế. Tuy nhiên do người Việt Nam là người da vàng nên nếu mức độ vàng da nhẹ cũng khá khó khăn trong việc phát hiện. Tại các cơ sở y tế bệnh nhân sẽ được đánh giá kỹ hơn tình trạng vàng da và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Điều trị vàng da sẽ được tiến hành khi xác định được nguyên nhân và có phương pháp điều trị đặc hiệu, có thể là điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa như loại bỏ sỏi mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da.

Nguồn: vinmec.com