Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

10 Câu hỏi về bệnh viêm gan

Viêm gan B là một cái tên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Việc mắc bệnh viêm gan B rất ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cả về đời sống sinh hoạt và các hoạt động xã hội. Vậy những điều cần thiết nhất ta cần biết khi nhắc đến bệnh viêm gan B là gì? Hãy cùng tìm hiểu để có thêm kiến thức về bệnh, đồng thời có thể giúp bạn tìm các phương pháp phòng bệnh tốt nhất cho riêng mình.

1. Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh có 2 quá trình diễn biến là cấp tính và mãn tính.Bệnh viêm gan B cấp tính thường mắc phải sau 6 tháng kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Người lớn có sức đề kháng tốt bị nhiễm HBV có khả năng tự khỏi và tạo miễn dịch với bệnh. Bệnh viêm gan B mạn tính thường do nhiễm HBV kéo dài cả đời, kèm theo các yếu tố tác động không tốt đến gan ( rượu, bia, thức ăn bẩn,...) sẽ biểu hiện thành bệnh. Việc bị nhiễm viêm gan B mạn tính hay không có phụ thuộc vào độ tuổi lúc bạn bị nhiễm. Có khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV sẽ diễn biến mạn tính, ngược lại chỉ có 5% đối với người lớn. Viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, có thể gây tử vong.

2. Viêm gan B phổ biến đến mức nào ở Việt Nam?

Viêm gan B có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Trong số những người hiến máu lần đầu ở tuổi từ 18 - 60 tuổi, tỷ lệ người khỏe mạnh mang virus viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20%

3. Viêm gan B lây truyền như thế nào?

Viêm gan B lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng đường máu, qua tinh dịch và các dịch cơ thể khác. Như vậy ta rút ra được những đường truyền phổ biến sau:

Viêm gan B lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng đường máu, qua đường tình dục

Sử dụng chung các vật dụng có khả năng nhiễm cao như bơm kim tiêm, dao, kéo, ... với người bị nhiễm bệnh.

Lây truyền từ người mẹ bị nhiễm viêm gan B sang con.

Viêm gan B không lây truyền qua việc ăn uống và sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, từ bú sữa mẹ hay các hoạt động như ôm hôn, bắt tay, hắt hơi vì vậy cũng đừng quá kỳ thị với những người mắc bệnh viêm gan B xung quanh bạn.

4. Triệu chứng của viêm gan B?

Tùy thuộc vào sức đề kháng và lối sống của mỗi người mà biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Nhiều người sống chung với virus 20 năm mà không có vấn đề gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị virus xâm nhập ít nhiều gan cũng sẽ bị tổn thương, các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, đau khớp và vàng da vàng mắt.

Xem thêm >>> https://hewel.com.vn/tin-tuc/trieu-chung-dau-hieu-cua-benh-viem-gan-sieu-vi-b-c2a54.html

5. Làm sao để biết mình có bị nhiễm virus viêm gan B hay không?

Xét nghiệm máu là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất. Thông qua xét nghiệm, tình trạng gan của bạn sẽ được thể hiện chính xác trên các xét nghiệm.

Thông qua xét nghiệm, tình trạng gan của bạn sẽ được thể hiện chính xác trên các xét nghiệm

6. Những ai cần xét nghiệm kiểm tra viêm gan B và vì sao?

Phụ nữ mang thai là đối tượng cần được xét nghiệm sàng lọc HBV. Việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện tình trạng sức khỏe của thai phụ và dự phòng sớm viêm gan B cho con.

Thành viên trong gia đình và người đã có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B.

Người sống trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao.

Những người bị một số bệnh như HIV, phải điều trị hóa học hoặc lọc máu.

Nhân viên y tế, những người tiếp xúc với khối lượng lớn bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm gan B hàng ngày, đặc biệt là điều dưỡng.

Những người thuộc giới tính thứ 3.

Tất cả các đối tượng trên đều có nguy cơ cao nên cần được làm xét nghiệm kiểm tra. Nếu không dương tính sẽ được tiêm vacxin dự phòng bệnh.

7. Điều trị viêm gan B như thế nào?

Một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là cách thức tốt nhất để duy trì sức khỏe với người bị viêm gan B. Một số trường hợp nặng sẽ phải nhập viện điều trị.

Một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe.

Xem thêm>>> Quy định điều trị viêm gan B theo Bộ Y Tế có gì mới?

8. Bệnh viêm gan B có thể dự phòng được không?

Câu trả lời là có. Cách dự phòng tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh . Hiện nay các vacxin là an toàn, bạn có thể chọn các trung tâm dự phòng uy tín để được tiêm phòng viêm gan B kịp thời và hiệu quả.

9. Viêm gan B ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Bà mẹ mang thai bị mắc viêm gan B có khả năng lây bệnh cho con. May mắn là việc lây truyền bệnh có thể được dự phòng bằng cách tiêm vacxin phòng viêm gan B trong vòng 12 giờ ngay sau khi đứa bé ra đời. Ngoài ra, nếu bà mẹ được phát hiện viêm gan B sớm có thể và tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ xem xét việc có cần điều trị thuốc kháng virus để dự phòng lây cho con lúc sinh sau này không.

10. Chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B?

Một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lá gan của bạn, cụ thể là giảm quá tải cho gan trong việc thải độc, tạo điều kiện để tái tạo tổ chức và ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế bào gan. Mỗi giai đoạn bệnh lại có chế độ ăn khác nhau, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bạn tại thời điểm đó.

Nguồn bài viết: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/10-cau-hoi-thuong-gap-ve-viem-gan-b/


0 nhận xét:

Đăng nhận xét