Bệnh viêm gan virus B do virus viêm gan B (HBV) gây ra. HBV lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc với máu và chế phẩm từ máu, dịch tiết của cơ thể, qua quan hệ tình dục và có thể lây từ mẹ sang con. 85 - 90% người trưởng thành mắc bệnh có diễn biến cấp tính, 10% diễn biến thành thể mạn tính (40% bệnh nhân thể mạn tính sau này có nguy cơ xơ gan, ung thư gan nguyên phát). Riêng với trẻ nhỏ bị lây truyền từ mẹ, 90% sẽ ở thể mãn tính.
Bệnh viêm gan virus C do virus viêm gan C (HCV) gây ra. HCV lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc với máu, chế phẩm từ máu, qua quan hệ tình dục, và từ mẹ truyền sang con. 40 - 60% bệnh nhân bị viêm gan C sẽ chuyển thành thể mạn tính, có nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư gan nguyên phát trong tương lai.
Viêm gan siêu vi C nguy hiểm hơn siêu vi B vì gây đột biến gen kinh khủng và có tính chất liên tục (kết hợp với việc không ngừng phá hủy tế bào gan). Nguyên nhân chính là siêu vi C không tồn tại ở dạng ngủ (không hoạt động), trong khi đó siêu vi B lại có dạng tồn tại ở dạng ngủ (không hoạt động) (HbeAg âm tính).
Khi siêu vi C ở dạng hoạt động liên tục thì sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh không sinh hoạt lành mạnh (uống rượu bia), hoặc không được điều trị sớm. Nguyên nhân gây đột biến mạnh hơn siêu vi B vì siêu vi C khu trú ở ARN (đây là tế bào đích của siêu vi C).
Siêu vi C nguy hiểm hơn vì hoạt động liên tục (gây tổn thương gan liên tục) và gây đột biến gen cao hơn siêu vi B. Siêu vi B đã có vắc-xin còn siêu vi C chưa có. Viêm gan siêu vi B có thuốc uống còn viêm gan siêu vi C chủ yếu là tiêm (interferon), gây mệt mỏi cơ thể và tốn kém trong chi phí.
Tại Việt Nam, viêm gan siêu vi C chỉ có biện pháp chữa hiệu quả nhất là tiêm. Người bị viêm gan siêu vi C khi tiêm một thời gian có thể đi kiểm tra thấy hết siêu vi C trong cơ thể, trong khi đó người bị viêm gan siêu vi B thì không thể diệt hết siêu vi B bằng cách tiêm. Đi theo phương pháp đào thải thì thấy khả năng đào thải được siêu vi C mạnh hơn rất nhiều so với đào thải siêu vi B.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét