This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Vàng da là dấu hiệu của bệnh gì?

Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.

Như vậy, có thể thấy việc tăng nồng độ bilirubin chính là nguyên nhân của vàng da xảy ra do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nguồn gốc bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới, khi lưu chuyển trong máu, qua gan và các tế bào gan, men gan đã làm biến đổi cấu trúc của bilirubin để tạo nên dạng hòa tan trong nước gọi là bilirubin liên hợp. Các tế bào gan phân phối bilirubin liên hợp vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật, mạng lưới ống dẫn mật lại hợp lại thành ống mật chủ để tới tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ có trong phân và làm cho phân có màu vàng nâu. Vì vậy bất cứ rối loạn nào làm bilirubin tích tụ trong máu thì đều có thể gây ra vàng da.

Các nguyên nhân vàng da được chia ra làm 4 nhóm nguyên nhân gồm có:


  • Bệnh liên quan đến hồng cầu;
  • Bệnh liên quan đến tế bào gan;
  • Bệnh liên quan đến các ống mật nhỏ trong gan;
  • Bệnh liên quan đến ống mật chung ngoài gan.

2. Bệnh vàng da ở người lớn có nguy hiểm không?

Vàng da chỉ là triệu chứng gợi ý cho tình trạng bệnh lý chung của con người, vì vậy chỉ đơn thuần dựa vào hiện tượng vàng da ở người trưởng thành thì không thể đánh giá tình trạng hiểm và diễn biến của bệnh được. Từ thực tế đó sau khi phát hiện vàng da người ta sẽ nghĩ đến các nhóm nguyên nhân gây bệnh và đánh giá mức độ nguy hiểm tùy vào bệnh như sau:

Nhóm bệnh liên quan đến hồng cầu

Tình trạng hồng cầu bị tăng tốc độ phá hủy do bệnh lý khiến bilirubin được sản xuất quá mức so với bình thường và lưu hành trong máu, sẽ khiến các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin này, dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.

Các dạng bệnh lý phá hủy hồng cầu gồm có: Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh thiếu men glucose 6-phosphate dehydrogenase, hội chứng tăng ure máu tán huyết, sốt rét hoặc tụ máu ở mô.

Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan

Đây là nhóm bệnh lý chính gây nên vàng da ở người trưởng thành do tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu. Ngoài ra, việc các tế bào gan bị hủy hoại hoặc giảm số lượng cùng có thể là nguyên nhân tại gan gây tăng nồng độ bilirubin trong máu. Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan bao gồm:



  • Viêm gan cấp là quá trình viêm xảy ra tại gan do virus, vi khuẩn hoặc rượu, thuốc, bệnh tự miễn khiến cho tế bào gan bị hủy hoại;
  • Xơ gan là quá trình mà các tổ chức của gan bị thay thế bằng mô sẹo ảnh hưởng đến chức năng gan một cách từ từ, khó phát hiện nhưng sẽ nặng lên khi chức năng gan tệ hơn. Những nguyên nhân chính gây xơ gan là viêm gan B mạn, viêm gan C mạn, tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn;
  • Ung thư di căn vào gan cũng cần được nghĩ đến và xếp vào nhóm nguyên nhân tại gan;
  • Một số hội chứng di truyền hiếm gặp sau sinh nhưng cũng có thể gây ra vàng da như hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor.


Nhóm bệnh liên quan đến ống mật chủ

  • Dịch mật chứa bilirubin sẽ được dẫn từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan về ống mật chủ, nếu ống mật chủ hẹp hoặc bị nghẽn thì dịch mật sẽ tràn vào máu gây ra vàng da;
  • Sỏi mật là bệnh lý do mật ở dạng dịch tạo sỏi gây ra, thông thường sỏi sẽ hình thành ở túi mật không gây ảnh hưởng gì, tuy nhiên nếu sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và kẹt ở ống mật chủ sẽ làm dịch mật không thể vào ruột và thẩm thấu vào máu gây ra vàng da;
  • Ung thư đầu tụy cũng có thể là nguyên nhân gây ra tắc dòng chảy của dịch mật;
  • Viêm tụy cấp gây phù nề dẫn tới tắc dòng chảy của dịch mật cũng sẽ gây vàng da;
  • Hẹp đường dẫn mật: Do biến chứng tạo xơ của viêm gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da;
  • Ung thư túi mật phát triển gây tắc ống mật chủ;
  • Viêm đường mật do các bệnh lý xơ gan tiên phát hay viêm đường mật xơ hóa và một số thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật, đào thải bilirubin gây vàng da.


Nhóm bệnh vàng da do thuốc


  • Một số thuốc cũng có thể gây vàng da ứ mật hoặc vàng da do viêm gan;
  • Thuốc gây viêm đường dẫn mật cũng dẫn tới tắc mật và vàng da;
  • Thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.

3. Chẩn đoán nguyên nhân vàng da như thế nào?

Để chẩn đoán ra nguyên nhân vàng da cần dựa vào cả tiền sử, khám thực thể và cận lâm sàng để định hướng chính xác nguyên nhân gây ra.

Tiền sử: Tiền sử để nghi ngờ nguyên nhân vàng da rất quan trọng, ví dụ như bệnh nhân uống nhiều rượu thì nghi ngờ bệnh gan do rượu, bệnh nhân nghiện ma túy thì nghi viêm gan do virus hoặc bệnh nhân có dùng thuốc thì nghi ngờ vàng da do thuốc, bệnh nhân đau bụng từng cơn nghi ngờ tắc đường mật do sỏi.

Khám thực thể: Khám thực thể cần khám toàn diện, tuy nhiên chú ý khám bụng. U ổ bụng gợi ý vàng da do ung thư thâm nhiễm gan do di căn. Gan cứng sẽ nghĩ nhiều đến xơ gan, gan cứng kèm nhiều nốt thì gợi ý ung thư gan.

Cận lâm sàng (xét nghiệm):

  • Định lượng bilirubin máu là xét nghiệm đầu tay để xác định nguyên nhân gây vàng da. Bilirubin gián tiếp tăng đáng kể gợi ý tan máu, men gan tăng gợi ý viêm gan. Xét nghiệm gan khác như alkaline phosphate gợi ý bệnh lý tắc đường mật;
  • Siêu âm bụng là xét nghiệm đơn giản và an toàn để thăm dò các cơ quan trong ổ bụng nhằm phát hiện khối u trong gan hoặc sỏi mật;
  • CT Scanner hữu ích trong phát hiện u gan, tụy và giãn ống mật.



4. Nên làm gì khi nghi bị vàng da?


Việc đầu tiên khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể là phải đến khám và theo dõi ở các cơ sở y tế

Việc đầu tiên khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể là phải đến khám và theo dõi ở các cơ sở y tế. Tuy nhiên do người Việt Nam là người da vàng nên nếu mức độ vàng da nhẹ cũng khá khó khăn trong việc phát hiện. Tại các cơ sở y tế bệnh nhân sẽ được đánh giá kỹ hơn tình trạng vàng da và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Điều trị vàng da sẽ được tiến hành khi xác định được nguyên nhân và có phương pháp điều trị đặc hiệu, có thể là điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa như loại bỏ sỏi mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da.

Nguồn: vinmec.com

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Cách bảo vệ gan đơn giản nhưng hiệu quả

Gan là bộ phận luôn được quan tâm, bởi nó là cơ quan rất quan trọng của cơ thể nhưng nó cũng rất dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. 

Do lối sống và môi trường hiện nay có nhiều biến đổi, sự ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu, nó ảnh hưởng trực tiếp vào sức khỏe con người. Khi con người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với môi trường chứa nhiều chất độc hại, nó sẽ nguyên nhân gây ra các bệnh lý về gan như: viêm gan, suy gan, giảm chức năng gan,..

Do chế độ ăn uống không hợp thiếu chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm hại gan như: thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo,.. làm giảm chức năng thanh lọc của gan, khiến gan gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi thanh lọc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.




Để bảo vệ gan một cách hiệu quả bạn cần làm gì?

- Có một chế độ ăn uống dinh dưỡng, đầy khoa học không chỉ phòng ngừa được bệnh về gan mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác. 

- Lối sống lành mạnh an toàn, tránh tiếp xúc môi trường độc hại gây hại cho sức khỏe, có đời sống lành mạnh tình dục an toàn, không sử dụng chất kích thích, sống khỏe và sạch.

- Hạn chế bia rượu tối đa 2 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày, rượu bia là tác nhân gây hại phá hủy tế bào gan, cần hạn chế rượu bia các loại nước có chứa cồn.

- Chăm tập thể dục, rèn luyện thân thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng.



- Không nên lạm dụng thuốc, nên dùng thuốc một cách hợp lý tránh tình trạng có thấy cơ thể không khỏe là dùng thuốc lung tung, cần theo toa của bác sĩ.

- Khám sức khỏe định kỳ, vừa bảo vệ gan còn bảo vệ được sức khỏe tổng thể. Tiến hành kiểm tra xét nghiệm men gan thường xuyên để theo dõi tình hình sức khỏe của gan và điều trị sớm nếu phát hiện gan mắc bệnh.

- Chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng tránh bệnh viêm gan.

- Uống nhiều nước giúp cải thiện chức năng gan thanh lọc cơ thể.

- Nên duy trì thái độ lạc quan và vui vẻ để tinh thần luôn thoải mái giúp hạn chế được stress, khó chịu ảnh hưởng sức khỏe và chức năng gan.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Bánh kẹoTết nhiều màu sắc có thể gây độc hại

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, khuyến cáo nên cẩn trọng khi chọn mua thực phẩm ngày Tết, đặc biệt là sản phẩm có màu sắc bắt mắt.

Thị trường Tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đánh lừa người tiêu dùng. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu như thịt, chả, mứt bánh kẹo, rượu, nước giải khát... tăng đột biến.Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo cẩn trọng với thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.

Để an toàn, nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng, có nhãn mác, không hỏng mốc và có mùi khó chịu.

Khi mua bánh kẹo, chọn sản phẩm đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bằng cách xem trên nhãn mác có ký hiệu: (số thứ tự)/(năm cấp YT + tên viết tắt tỉnh, thành phố -XNCB). Quan sát kỹ thông tin trên bao bì bánh kẹo bao gồm nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản.



Mua giỏ quà cần chú ý chất lượng bánh kẹo bên trong, nên tự chọn bánh kẹo trước khi đóng thành giỏ quà.

Người dân cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest
Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo cẩn trọng với thực phẩm Tết nhiều màu sắc. Ảnh: Pinterest

Theo Cục An toàn Thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể gây ngộ độc cấp tính cho người ăn, nguy hiểm hơn là cơ thể tích lũy chất độc hại, sau một thời gian sẽ phát bệnh.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn.

Nguồn: vnexpress.net

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Viêm gan B lây qua đường gì và chữa thế nào?

Bệnh viêm gan B là bệnh rất phổ biến và ai cũng có khả năng mắc phải. Viêm gan B có 2 loại: cấp tính và mãn tính. 

- Viêm gan B cấp tính: thời gian ủ bệnh là từ 1 - 6 tháng, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Triệu chứng thường gặp nhất là: cảm cúm, sốt nhẹ, mệt mỏi, vàng da, buồn nôn,..Viêm gan B cấp tính không nguy hiểm và việc điều trị bệnh cũng không khó khăn vì thế khi ta thấy có những dấu hiệu trên nếu không xác định được nguyên nhân thì nên đến cơ sở y tế để khám hoặc xét nghiệm kiểm tra để đảm bảo.

- Viêm gan B mãn tính: Bệnh nguy hiểm hơn cấp tính, bởi nếu không điều trị dứt điểm bệnh có thể chuyển thành các biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm hơn. Triệu chứng của bệnh cũng không được rõ ràng thường là: chán ăn, sốt, đau bụng, nóng gan,.. nên thăm khám sức khỏe định kỳ.



Viêm gan B lây qua đường gì và nó có ảnh hưởng gì không?

Viêm gan B chủ yếu lây qua 3 đường chính:

- Từ mẹ sang con: Mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B khả năng lây sang cho con rất cao, bởi khi sinh nở bé tiếp xúc với máu của mẹ, nhau thai trong viêm gan B trong sữa của mẹ không cao nên lây qua đường sữa mẹ. Trừ trường hợp bé cắn vào ti mẹ hoặc ti mẹ bị trầy sước thì có khả năng lây cho con.

- Từ đường máu: là con đường có khả năng lây bệnh rất cao, khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với máu người mắc bệnh viêm gan B. Các khả năng lây nhiễm qua đường máu là: truyền máu, tiếp xúc với máu, hôn nhau tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ làm móng,...

- Từ đường tình dục: Quan hệ không an toàn với người bệnh viêm gan B, đây là con đường mà nếu không cẩn thận sẽ có rất nhiều bệnh bị lây lan không riêng bệnh viêm gan B.



Chữa viêm gan B như thế nào?

Đối với viêm gan B cấp tính thường thì sẽ tự phục hồi không cần điều trị chỉ cần ta điều chỉnh chế độ ăn uống, sống lành mạnh. Phòng ngừa bệnh và chăm sóc sức khỏe một cách khoa học.

Đối với viêm gan B mãn tính thì cần tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra còn phải kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên.

Chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách đi xét nghiệm viêm gan B kiểm tra mình có đang mắc bệnh hay không. Nếu không mắc bệnh thì nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B để phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của bạn.