This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Viêm gan b có triệu chứng như thế nào?

Có tới 90% số bệnh nhân bị mắc viêm gan B giai đoạn cấp tính và có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp điều trị, tuy nhiên 10 % còn lại bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan và đôi khi dẫn tới tử vong là rất cao.


viem gan b co trieu chung nhu the nao


Cảm giác mệt mỏi

Người bệnh viêm gan B thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người, cơ thể suy nhược, mất tập trung, khó khăn trong việc kiểm soát lời nói và hành động, thường lặp đi lặp lại, người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong những sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, nhiều trường hợp có dấu hiệu ăn không ngon miệng, chán ăn, lười vận động.

Sốt



Khi các chất độc tích tụ bên trong dồn vào máu hoặc tế bào gan bị hoại tử bắt đầu phát triển thì cơ thể sẽ có phản ứng sốt. Giai đoạn những ngày đầu phát bệnh, người bệnh thường sốt nhẹ. Nếu như bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính thì có thể xuất hiện hiện tượng sốt kéo dài, nhất là vào buổi chiều. 

Mất ngủ

Tình trạng thường xuyên mất ngủ là một trong những biểu hiện viêm gan B. Trường hợp mất ngủ kéo dài có thể kéo theo nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, đồng thời mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất, dễ hình thành thói quen ăn đêm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Rối loạn tiêu hóa

Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, nó không thể khử hoạt tính của chất độc đến từ đường ruột dẫn đến tình trạng các chất độc bên trọng tụ lại ở máu, điều này khiến cho thần kinh cơ hoành và thần kinh phế vị bị kích thích hưng phấn cao dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

Vàng da, nước tiểu sẫm màu



Đặc trưng của các bệnh về gan đó chính là có thể khiến da trở nên vàng màu hơn. Khi viêm gan B diễn tiến tới mức độ nặng bạn sẽ gặp phải tình trạng vàng da, vàng da toàn thân, vàng móng và niêm mạc mắt cũng chuyển vàng , nước tiểu vàng sẫm.

Mẫn ngứa

Khi chức năng giải độc của gan bị suy giảm mạnh, độc tố tích tụ trong cơ thể làm người bệnh phát sốt, chất độc dần dồn vào máu làm người bệnh có biểu hiện xuất huyết dưới da với những điểm ứ máu nhỏ, chân răng và mũi chảy máu, đó là do cơ chế đông máu trong cơ thể đã bị hoại tử. 

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Trị viêm gan c bằng thuốc nam

Viêm gan C là một bệnh do chủng virus viêm gan C gây nên hiện nay thế giới vẫn chưa tìm ra vắc sim phòng ngừa bệnh, xong chúng ta vẫn có cách để điều trị căn bệnh này.



Thuốc Tây: Đã có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị căn bệnh này đó là 2 loại thuốc có tên: interferon và ribavirin. Đây là những vị thuốc mà bệnh nhân viêm gan C nên tham khảo để sử dụng.

Thuốc nam: Hiện nay, để tăng hiệu quả điều trị viêm gan C, hạ men gan, phục hồi chức năng gan bệnh nhân viêm gan C còn được khuyên nên sử dụng một số vị thuốc nam sau:



  • Nấm lim xanh
  • Cà gai leo
  • Cây xạ đen
  • Thân cây mật gấu miền Bắc



Nấm lim xanh: 20g
Cà gai leo: 30g
Cây xạ đen: 30g
Thân cây mật gấu: 5-7g

Các vị thuốc đem rửa sạch, bệnh nhân sắc với 1 lít nước, hoặc hãm với nước sôi để uống thay nước hàng ngày.

Với cách đơn giản trên rất nhiều bệnh nhân viêm gan C đã điều trị bệnh hiệu quả mà không phải tốn quá nhiều chi phí.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Cách điều trị viêm gan B mới hiện nay

Theo Báo cáo Toàn cầu về Viêm gan virut 2017 của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính năm 2015, thế giới có khoảng 257 triệu người nhiễm HBV mạn và 884.400 người đã tử vong, phần lớn do các biến chứng xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Viêm gan virut B vẫn là gánh nặng toàn cầu dù tỷ lệ nhiễm đang giảm đi nhờ các chương trình vắc-xin và điều trị thuốc kháng virut.

Nhiều người không biết mình mắc bệnh

Tại nước ta, khoảng 7,8 triệu người nhiễm virut viêm gan B (tỷ lệ cao nhất nhì khu vực) nhưng chỉ 1,3 triệu người biết tình trạng nhiễm virut viêm gan B của bản thân; còn lại là chưa biết do chưa từng đi khám và xét nghiệm. Diễn biến của bệnh viêm gan B thường thầm lặng, ít có biểu hiện triệu chứng, người bệnh thường thấy bản thân khỏe mạnh, vẫn sinh hoạt và lao động bình thường nên chủ quan không khi khám bệnh và điều trị. Vì vậy, số người Việt Nam bị viêm gan b được chẩn đoán và điều trị chỉ có khoảng 44.000 vào năm 2015.

Đường lây của virut viêm gan B

Virut viêm gan B có mặt ở trong tất cả các dịch cơ thể nhưng nó chỉ lây lan qua tiếp xúc máu trực tiếp, quan hệ tình dục không được bảo vệ và mẹ truyền sang con khi mang thai hoặc khi sinh.

Cụ thể, có thể bị virut viêm gan B do: mẹ truyền viêm gan B cho con khi sinh nở hoặc trong quá trình mang thai; không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị viêm gan B; dùng chung dụng cụ khi tiêm chích ma túy, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, nhíp, dụng cụ cắt móng tay, móng chân (bấm móng tay...) với người bị viêm gan B; xăm mày, xăm môi, xăm cơ thể, xỏ lỗ tai...; quan hệ bằng miệng khi có vết thương, vết loét, viêm, nhiệt miệng; có tiền sử truyền máu và các chế phẩm của máu; tiếp xúc với máu của người nhiễm virut viêm gan B qua vết thương hở; sử dụng dịch vụ y tế không được đảm bảo: làm răng, nạo hút thai, cắt bao quy đầu, nội soi đường tiêu hóa... Viêm gan virut B không lây qua ăn uống, không lây khi dùng chung bát đũa, không lây qua ôm hôn, không lây qua hắt hơi, muỗi đốt.



Điều trị viêm gan B cần đúng cách

Nếu người lớn mắc viêm gan B cấp thì khả năng tự hồi phục và đào thải virut là 95%. Vì vậy, người mắc viêm gan B cấp phần lớn không cần dùng thuốc kháng virut (trừ một số trường hợp đặc biệt có suy gan nặng). Người mắc viêm gan B cấp có men gan cao cần nghỉ ngơi, dùng các thuốc hỗ trợ gan theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhập viện nếu cần.

Trường hợp mắc viêm gan B mạn, việc điều trị sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ tiến triển đến xơ gan và ung thư gan trong tương lai, tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Biện pháp chính để điều trị viêm gan B mạn là uống thuốc kháng virut.

Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm sự nhân lên của virut viêm gan B, vì vậy sẽ bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại nhiều hơn. Việc uống thuốc kháng virut sẽ kéo dài rất lâu, rất nhiều năm, thậm chí cả đời với những người đã bị xơ gan. Người bệnh không nên tự ý ngừng uống thuốc kháng virut khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Việc tự ý ngừng thuốc kháng virut có thể gây viêm gan B bùng phát, suy gan và có thể tử vong.

Uống thuốc kháng virut viêm gan B không đều, thường xuyên quên thuốc sẽ giúp cho virut quen với thuốc và dẫn đến kháng thuốc (nhờn thuốc). Gan của người bệnh vì vậy vẫn bị tổn thương và vẫn có nguy cơ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.

Một biện pháp nữa để điều trị viêm gan B mạn là tiêm các thuốc để tăng cường hệ miễn dịch và làm cho virut không hoạt động như: Peg-Interferon, Interferon, thymosin alpha... Tuy nhiên, các thuốc này khá nhiều tác dụng phụ và hiện tại không sẵn có tại Việt Nam.

Cập nhật hướng điều trị mới từ Bộ Y tế

Hiện tại, Bộ Y tế đang dự thảo hướng dẫn điều trị viêm gan virut B năm 2019 cho các nhân viên y tế. Hướng dẫn này sẽ có vài điểm mới thay đổi và cập nhật hơn so với hướng dẫn năm 2014 về chỉ định điều trị, các thuốc điều trị và thời gian điều trị. Do tỷ lệ kháng của một số thuốc kháng virut như lamivudine, adefovirs cao nên hướng dẫn mới năm 2019 sẽ loại bỏ 2 thuốc này trong chỉ định điều trị đầu tay viêm gan virut B mạn.

Thay vào đó, hướng dẫn mới sẽ có thêm một loại thuốc kháng virut mới là tenofovir alafenamide 25mg ít độc tính với thận và xương trong danh mục thuốc điều trị viêm gan B mạn. Hướng dẫn mới cũng có những đề cập chi tiết cụ thể hơn về vấn đề dự phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con, giúp cho các nhân viên y tế dễ dàng áp dụng trong quá trình khám và điều trị người bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ

Do vấn nạn lạm dụng rượu bia, ăn các thực phẩm độc hại, tỷ lệ mắc bệnh lý gan mật ở Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là viêm gan B, mọi người dân cần đi kiểm tra tình trạng nhiễm virut viêm gan B bằng xét nghiệm HBsAg, đặc biệt là nữ giới trong lứa tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai.

Bệnh nhân mắc viêm gan B mạn, không bị tăng men gan và không bị xơ gan cần tập thể dục và thể thao hàng ngày, hạn chế tối đa rượu bia và đồ uống có cồn vì rượu bia có thể làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng hợp lý, giảm mọi căng thẳng (stress), mọi áp lực liên quan đến công việc, cuộc sống, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều theo nhu cầu của cơ thể.

Bệnh nhân đang bị tăng men gan cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tạm nghỉ tập thể thao và tránh xa các căng thẳng, áp lực trong thời gian tăng men gan, uống thuốc và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.

(Theo Sức khỏe đời sống)
Nguồn: vietnamnet.vn

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Triệu chứng và tác hại của bệnh viêm gan b

Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe hoặc đi hiến máu.

 Dưới đây là một số triệu chứng viêm gan B thường gặp:



- Cơ thể mệt mỏi: Bệnh nhân viêm gan B thường thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có nhiều người tự nhiên mệt như hết cả hơi sức … Đây là triệu chứng khá thường gặp của người mắc viêm gan B.

- Sốt báo: Có nhiều người khi mới bị nhiễm virus viêm gan B thường có hiện tượng sốt nhẹ. Người nhiễm virus viêm gan B bị sốt là do khi virus tấn công làm tổn thương gan, khiến gan không thải hết được chất độc và chất độc bên trong dồn vào máu làm cơ thể bị sốt.

- Rối loạn tiêu hóa: Những người  bệnh viêm gan B thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, một số người thấy bụng trướng….

- Vàng da triệu chứng báo hiệu viêm gan B: Vàng da là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của viêm gan B. Tuy nhiên khi bị vàng da tức là bệnh gan đã ở mức nghiêm trọng, cần đi khám ngay. Vì vậy, nếu bạn thấy vàng da bất thường, cần nghĩ tới trường hợp mình bị viêm gan B và đi khám ngay nhé.

- Xuất huyết dưới da: Khi thấy có triệu chứng da xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu hoặc mũi xuất huyết cần đi khám sức khỏe ngay bởi đây là một trong những triệu chứng biểu hiện mắc viêm gan B khá nặng.




Viêm gan B nếu bệnh kéo dài mà không chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

- Suy gan cấp: là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong đến 90% nếu không điều trị kịp thời hoặc không được ghép gan.

- Xơ gan: Virus HBV tấn công các tế bào gan khiến tế bào gan bị viêm, mô gan bị tổn thương và dần thay thế bằng các tổ chức xơ và làm xơ hóa lá gan.

- Ung thư gan: Người bị viêm gan B mạn tính có khả năng bị ung thư gan gấp 20 lần so với người không mắc bệnh. Ung thư gan rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao.

- Bệnh não do gan: Người bệnh nhân thường thấy khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng về không gian và thời gian, dễ bị kích thích. Nặng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi hôn mê sâu.

- Tăng áp suất mạch môn: Chức năng chính của gan là lọc máu. Song, khi virus viêm gan B tấn công gây mô xơ, các mô xơ mọc quanh tĩnh mạch gan sẽ xiết các mạch máu làm tăng áp suất mạch môn và gây ra hàng loạt biến chứng như tích tụ dịch trong xoang phúc mạc, giãn tĩnh mạch thực quản và có thể tử vong nhanh chóng.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Người lành mang virus viêm gan B?

Người lành mang bệnh viêm gan B là như thế nào?

Người lành mang bệnh nghĩa là: người bệnh mắc bệnh một thời gian thì tự khỏi mà không cần thực hiện quy trình điều trị.

Chức năng gan tự động điều tiết loại bỏ độc tố và triệt tiêu mầm bệnh viêm gan B, mà không cần dùng thuốc. Nhưng nó chỉ có thể gặp ở những người thường có sức khỏe tốt, có thói quen tốt và mắc bệnh ở giai đoạn đầu.

Thường thì bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 6 tháng, đối với người trưởng thành nhưng với trẻ em thì khó tự khỏi vì sức đề kháng kém hơn.



Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm gan B cho người lành

Người lành mang HBV tạm thời virút không hoạt động, cho nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, vì vậy không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào.

 Hiện nay, có khá nhiều thuốc Tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế HBV phát triển nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính.

Đối với người lành mang HBV không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Thuốc Nam, thuốc Bắc nếu dùng có khi còn phản tác dụng mà bản thân người sử dụng không hề biết.

Tuy vậy, khi đã trở thành người lành mang HBV thì phải được kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến HBV như: HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ đề phòng HBV tái hoạt động.



Lưu ý:

Không phải là người lành bệnh thì bạn có thể thoải mái ăn uống sinh hoạt, mà nên khám sức khỏe định kỳ, hạn chế bia rượu, các thực phẩm dễ gây hại cho gan.

Luyện tập thể dục vận động giúp cơ thể khỏe hơn, đặc biệt nên tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để phòng ngừa lây bệnh.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Khoai sọ món ăn dân dã ngon bổ ngừa ung thư

Ít người biết rằng củ khoai sọ dân dã và rẻ tiền lại là vị thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là khả năng tiêu u, tiêu độc ở các khối u nhọt nói chung, thậm chí trong một số trường hợp có tác dụng đối với cả khối ung thư.


Ăn khoai sọ theo cách này vừa chống ung thư, vừa tốt gấp tỷ lần thuốc bổ - 1


Củ khoai sọ chứa tinh bột, protid, lipid, galactose, arabinose, Ca, P, Fe và các vitamin A, B, C; có 17 acid amin và nhiều acid béo chưa no (acid linoleic, acid linolenic), chất gây ngứa. Khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây.

Theo Đông y, lá và bẹ lá vị cay, tính bình; có tác dụng liễm hãm, chỉ tả, tiêu thũng độc. Củ khoai sọ vị cay ngọt; vào tỳ và thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm, tiêu thũng. Trị phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mạn tính, viêm sưng hạch (lao hạch), chấn thương đụng giập, gãy xương chảy máu do chấn thương, viêm sưng khớp do phong thấp, đau dạ dày, mụn nhọt, rắn cắn, lao phổi, bướu giáp; hỗ trợ trị ung thư vòm họng, ung thư gan... Ngày dùng 60 - 120g dưới dạng nấu hầm, giã đắp ngoài.

Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh từ khoai sọ:

Giúp nhuận tràng, chống táo bón

Khoai sọ rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón nên thường xuyên ăn khoai sọ để nhuận tràng.

Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc. 

Ăn khoai sọ theo cách này vừa chống ung thư, vừa tốt gấp tỷ lần thuốc bổ - ảnh 1Củ khoai sọ chứa tinh bột, protid, lipid, galactose, arabinose, Ca, P, Fe và các vitamin A, B, C; có 17 acid amin và nhiều acid béo chưa no (acid linoleic, acid linolenic), chất gây ngứa. Khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây. 

Gluxit, một chất chiếm lượng lớn trong khoai sọ. Gluxit có tác dụng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể. Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.

Ăn khoai sọ theo cách này vừa chống ung thư, vừa tốt gấp tỷ lần thuốc bổ - 2

Hỗ trợ trị viêm thận:

Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận. Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.

Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi:

Khoai sọ 50g, sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đi lỵ ra máu, khi uống hoà thêm đường đỏ; Không ra máu, chỉ có nhầy thì pha với đường trắng. Hoặc dùng thân khoai sọ 15g, củ cải 15g, tỏi 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

Gân cốt đau nhức, sưng tấy: 

Khoai sọ, gừng tươi, hai thứ liều lượng bằng nhau, tất cả đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần. Dùng 3 - 5 ngày.

Ăn khoai sọ theo cách này vừa chống ung thư, vừa tốt gấp tỷ lần thuốc bổ - 3

Chữa chín mé: 

Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt.

Khoai sọ giã đắp ngoài:  

Củ khoai sọ 120g, hành sống 3 củ nghiền nát, thêm chút rượu khuấy cho nhuyễn đều, gói vào miếng gạc mỏng đắp lên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Tác dụng hoạt huyết tiêu viêm.

Chữa tiêu chảy, lỵ: Lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi 1 củ. Sắc nước uống.

Trị trẻ em chốc đầu, chảy nước mủ: củ khoai sọ giã nát đắp lên chỗ chốc.

Chữa rắn cắn, ong đốt: lá tươi giã nát đắp.

Chữa mề đay: bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống. Có thể nấu bẹ khoai sọ tươi với sườn lợn ăn.

Chữa u bướu vùng hầu họng, thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 60-120g, rễ kỷ tử 50g (có thể thêm thất diệp nhất chi hoa 5g, tân di 12g). Sắc uống ngày 1 lần. Dùng liên tục 60 ngày.

Nguồn: 24h.com.vn