This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Phòng ngừa bệnh ung thư như thế nào hiệu quả?

May mắn thay, có những phương cách giúp dự phòng bệnh như chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập... Sau đây là 15 lời khuyên giúp dự phòng ung thư vú.

15 cách phòng ngừa ung thư vú - 1
Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữnhiều nước công nghiệp. Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và điều trị. Tuy nhiên, cần phải phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở những phụ nữ bình thường. Ở Pháp cứ 10 phụ nữ có 1 phụ nữ mắc ung thư vú nhưng may mắn thay có những phương cách giúp dự phòng bệnh như chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập... Sau đây là 15 lời khuyên giúp dự phòng ung thư vú:

1. Ăn nhiều rau xanh

Các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển tiến hành khảo sát 5842 phụ nữ cho thấy việc tiêu thụ nhiều rau xanh (bắp cải xanh, bông cải xanh, bắp cải Brussels…) giảm 20-40% tỷ lệ mắc ung thư vú vì trong rau cải giàu glucosinolate. Nghiên cứu ở Mỹ năm 2009 cho thấy sulforaphane (họ của glucosinolate) có thể ức chế sự gia tăng tế bào và ngăn ngừa hình thành khối u ngay cả u vú. Một nghiên cứu khác trên súc vật thí nghiệm cho thấy Indole-3-carbinol (dạng của glucosinolate) có khả năng “tự hủy” khối u ở vú.

15 cách phòng ngừa ung thư vú - 2

2. Tránh những chất tẩy, thuốc trừ sâu

Các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, sơn…thường chứa PCB, organochlorés, dung môi hữu cơ làm rối loạn hoạt động nội tiết ở vú do tăng tổng hợp estrogen. Hoạt động quá mức các hormon sẽ kích thích phân chia tế bào. Theo Giáo sư Henri Joyeux-chuyên ngành Ung thư và Tiến sĩ Bérengère Arnal-Schnébelen- chuyên ngành Sản Phụ khoa thì nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên 1,4-2,4 lần sau khoảng 15 năm tiếp xúc với các dung môi hữu cơ gây ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với amiante, sợi thủy tinh, nguy cơ ung thư vú tăng 1,3 lần trong thời kỳ tiền mãn kinh.

3. Giảm một số chất béo

Thực phẩm “công nghiệp” như bánh ngọt, bánh pizza… chứa nhiều chất béo “xấu” được gọi “trans” hoặc “hydrogénées" làm tăng nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu của Inserm và Viện Gustave Roussy năm 2008 cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú tăng gần như gấp đôi ở những phụ nữ có lượng acid béo “trans” tăng cao trong máu. Vì vậy nên hạn chế lượng acid béo bão hòa như mỡ động vật, thịt xông khói, bơ…

4. Tiêu thụ nhiều chất xơ

Một nghiên cứu ở Mỹ tiến hành khảo sát 83.234 phụ nữ cho thấy ở những phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh nếu tiêu thụ ít nhất 5 loại hoa quả và rau xanh mỗi ngày thì nguy cơ mắc ung thư vú giảm 23%. Điều này cho thấy trong trái cây và rau quả rất giàu chất xơ, chất khoáng, acid folic, lycopen. Những thực phẩm giàu chất xơ như mận, chà là, đậu lăng…những thực phẩm giàu acid folic như cải xoong, rau bina, măng tây…và những thực phẩm giàu lycopen như cà chua, dưa hấu, bưởi hồng…

5. Theo dõi cân nặng

Thời kỳ mãn kinh, nếu tăng khoảng 10% trọng lượng cơ thể thì tăng nguy cơ mắc ung thư vú từ 30-50%. Lượng đường và mỡ tăng cao trong vú sẽ hình thành “tuyến nội tiết âm tính” và từ đó sản sinh các hormon gây ung thư. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, sau 10 năm tỷ lệ sống ở bệnh nhân ung thư vú bị béo phì là 40%, trong khi đó không béo phì là 54%.

15 cách phòng ngừa ung thư vú - 3

6. Lưu ý việc điều trị bằng hormon ở giai đoạn mãn kinh

Việc điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon trong thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú do lượng hormon estrogen “bổ sung” đã kích thích sự phân chia tế bào vú. Nghiên cứu ở Mỹ năm 2009 cho thấy nguy cơ ung thư vú giảm có ý nghĩa khi ngừng điều trị hormon.

15 cách phòng ngừa ung thư vú - 4
Giá đỗ giàu phyto-estrogen

7. Tăng thêm thực phẩm giàu phyto-oestrogènes

Đậu nành, hạt lanh…là những thực phẩm giàu phyto-oestrogènes. Giúp giảm lượng estrogen khi nó ở mức cao, ngăn cản sự kích thích quá mức phát triển của tuyến vú vì vậy giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những phụ nữ tiêu thụ nhiều đậu nành thì nguy cơ mắc ung thư vú giảm 23-47%. Không nên dùng phyto-oestrogènes ở những phụ nữ đã mắc ung thư vú hoặc có người trong gia đình mắc ung thư vú; tốt nhất nên tư vấn ý kiến của Bác sĩ.

8. Lưu ý một số loại thuốc

Theo Giáo sư Hervé Gautier-chuyên ngành ung thư cho biết việc dùng một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu) làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, tuy nhiên cần xem xét thận trọng vì có thể còn có sự kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác gây nên sự tăng trưởng của những tế bào bất thường- theo Giáo sư Henri Joyeux.

9. Nên cảnh giác với các chất khử mùi?

Aluminium, parabens là hai hóa chất được tìm thấy trong phần lớn các chất khử mùi. Các chất này làm rối loạn hoạt động hormon và tăng nguy cơ mắc ung thư vú (đặc biệt sau cạo râu hoặc tẩy lông). Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa chất khử mùi và ung thư vú, tốt nhất nên cẩn thận!

10. Cẩn thận với thức uống có cồn

Theo Giáo sư Hervé Gautier, việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú vì lượng cồn tăng cao sẽ tăng kích thích sản xuất estrogen, tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào. Thêm vào đó, alcool khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acétaldéhyde, được biết như một chất gây ung thư.
10 g alcool tương đương với 10 cl rượu 12°, 25 cl bia 5°, 3 cl rượu whisky 40°, 3 cl rượu pastis 45°, 10 cl rượu champagne 12°.

11. Bỏ thuốc lá

Theo Giáo sư Henri Joyeux và Tiến sĩ Bérengère Arnal-Schnébelen thì những phụ nữ hút thuốc, tăng 30% nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt hút trước tuổi 20 và ít nhất 20 điếu mỗi ngày. Theo Giáo sư Hervé Gautier thì những tác hại của thuốc lá đối ung thư vú càng rõ ràng khi kèm uống rượu. Theo nghiên cứu ở Mỹ năm 2008 thì Nicotin thúc đẩy phát triển khối u ở vú và di căn.

12. Tập thể dục

Theo Giáo sư Hervé Gautier ở những người nhàn rỗi có nguy cơ ung thư vú cao hơn, lý do là khi tập thể dục giúp giảm lượng estrogen và chất béo. Điều này giảm nguy cơ mắc ung thư vú từ 20-40% so với người không hoạt động. Luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần sẽ giảm 25% nguy cơ mắc ung thư vú.

13. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Theo Trung tâm phòng chống Ung thư-Pháp thì cách đây 20 năm, tỷ lệ sống sót trung bình của những phụ nữ mắc ung thư vú là dưới 50% nhưng bây giờ là 90% nếu được phát hiện sớm. Tốt nhất nên siêu âm vú ở phụ nữ độ tuổi 50-74, 2 năm một lần.

14. Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh mà còn là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ ung thư vú, lý do khi cho con bú sẽ giúp “di tản” các chất gây ung thư có trong tế bào vú.

15. Nên sinh con đầu lòng trước tuổi 30

Sinh con đầu lòng trước tuổi 30, càng có ít nguy cơ mắc ung thư vú. Theo Giáo sư Henri Joyeux thì một thai kỳ sớm sẽ làm gia tăng đáng kể một lượng oestriol-một  hormon giúp giảm 50-70% nguy cơ mắc ung thư vú sau này và sau mỗi lần sinh cũng giảm được nguy cơ mắc ung thư vú do sau khi sinh và cho con bú, tuyến vú ít nhạy cảm hơn với các chất gây ung thư.

Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Biểu hiện cảnh báo mắc bệnh nguy hiểm ở phụ nữ

Trước đây, cứ mỗi khi “chị Nguyệt” ghé thăm, Nga (quê Nam Định) lại bị ám ảnh vì những cơn đau quằn quại mang tên đau bụng kinh hành hạ. Trong những ngày đó, cô gái trẻ hầu như không làm được việc gì nặng, chỉ muốn nằm bệt một chỗ, thậm chí, nhiều khi, vì quá đau, Nga đã phải dùng đến thuốc để hỗ trợ “cắt cơn đau” tạm thời.

Khi ấy, vì còn khá trẻ, chưa lập gia đình cộng với tâm lý việc đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt là chuyện lặt vặt, khó nói của chị em phụ nữ nên Nga rất ngại đi khám mà cứ âm thầm chịu đựng hết tháng này qua tháng khác.

Mãi đến sau này, khi đã lấy chồng hơn 1 năm mà vẫn chưa thấy “tin vui”, Nga mới lấy hết can đảm để đi khám thì ngã ngửa khi biết tin mình bị lạc nội mạc tử cung. Đây là căn bệnh có thể khiến 30-50% phụ nữ có nguy cơ vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

Cầm kết quả trên tay, Nga chỉ còn biết trách bản thân mình đã quá chủ quan, không đi khám ngay từ khi còn trẻ, để rồi bây giờ phải vất vả trên con đường “tìm con”.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm thường bị chị em phụ nữ coi là chuyện lặt vặt, khó nói - 1

Từng chia sẻ về vấn đề này, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, phụ trách Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà (Hà Nội) cho biết, đau bụng kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đau bụng kinh có thể bắt gặp ở những thiếu nữ chưa chồng hoặc cả những phụ nữ đã lập gia đình.

Nguyên nhân là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, trong quá trình “tống” máu kinh ra ngoài, cơ tử cung phải co lại, do đó, các cơn đau cũng xuất hiện.

Theo BS Kim Dung, tùy vào từng người mà có mức độ đau khác nhau. Chẳng hạn, có chị em chỉ thấy hơi đau vùng bụng dưới trong 1-2 ngày đầu hành kinh. Tuy nhiên, cũng có những người bị đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chân tay bủn rủn, đầy bụng, buồn nôn… trong suốt chu kỳ kinh khiến cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều. Không những thế, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em có thể đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Cụ thể, những người thường xuyên bị đau bụng kinh kéo dài có thể nghĩ tới việc mình bị bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà “di cư” đến những chỗ khác như: Bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng. Bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến vô sinh hoặc gây khó khăn trong việc thụ thai của phụ nữ.

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, nên cứ nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong.

Chính vì thế, BS Kim Dung khuyến cáo, khi thấy bị đau bụng kinh kéo dài, chị em chớ nên chủ quan mà phải đi khám để dự phòng trường hợp xấu có thể xảy ra để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ân hận về sau.

Cách làm giảm đau bụng kinh:
- Nếu chỉ đau bụng ở mức độ nhẹ nhàng thì có thể dùng phương pháp massage bụng dưới. Lấy tay massage theo hình vòng tròn, phương pháp này vừa làm ấm bụng lại giảm sự co thắt quá đột ngột, sẽ giúp giảm cơn đau.
- Dùng túi chườm hoặc chai nước ấm chườm vùng bụng dưới. Phương pháp này cũng làm dịu cơn đau giúp chị em thấy “nhẹ nhàng” hơn.
- Giữ ấm cơ thể vì hơi ấm sẽ làm cho máu dễ lưu thông, các cơ bắp được thư giãn, từ đó, hỗ trợ làm giảm cơn đau.
- Hạn chế làm việc nặng trong những ngày “đèn đỏ”, nhất là việc gập người, đứng lên ngồi xuống nhiều để giảm áp lực lên phần bụng, tránh gia tăng cơn đau.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước ấm trong suốt những ngày hành kinh.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ cay nóng, thức uống có cồn. Không nhịn đói trong những ngày kinh nguyệt vì đói quá cũng khiến cơn đau tăng lên.
- Uống thuốc giảm đau: Trường hợp nếu áp dụng tất cả các phương pháp trên mà vẫn bị đau bụng kinh, chị em nên uống thuốc để giảm cơn đau. Tuy nhiên loại thuốc nào nên uống và liều lượng uống ra sao, tốt nhất nên nghe sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không nên tùy tiện dùng để tránh gây hại.

Theo N.Mai (Gia đình & Xã hội)
Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Nắng nóng uống nước thế nào để không hại sức khỏe?

Khi thời tiết nóng nực làm cho cơ thể đổ mồ hôi dẫn tới mất nước nên có nguy cơ rối loạn nước và điện giải. Nguy cơ này đặc biệt nghiêm trọng đối với bệnh nhân mạn tính, có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong...

Nắng nóng uống nước kiểu này cực kỳ hại sức khỏe - 1

Miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng, nền nhiệt có lúc trên 40 độ C, chỉ số tia tử ngoại (UV) ở mức từ 7 đến 9 gây hại cao đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là trẻ em, người có bệnh mạn tính, người già. Việc uống nước đủ và đúng trong ngày nóng càng trở nên cần thiết.

Bác sĩ Đồng Văn Thành, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết mùa hè với nền nhiệt cao khiến nhiều người mệt mỏi, khó chịu. Cơ thể phải tiết nhiều mồ hôi dẫn đến nguy cơ mất nước, mất điện giải và gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Thông thường, mỗi người nên uống 1-1,5 lít nước, song mùa hè phải gấp đôi, tùy vào cơ địa từng người. 

Với những lao động chân tay nặng nhọc nên uống 4 cốc nước mát mỗi giờ và hạn chế làm việc ngoài trời nắng từ 11 giờ đến 15 giờ. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần có biện pháp bảo vệ vật lý gồm mũ, kính râm, ô, khẩu trang, găng tay, tất, quần áo sậm màu và trú dưới bóng râm. Bên cạnh đó, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ và thoa lại sau mỗi hai tiếng.
Trẻ nhỏ hiếu động nên để chơi ở nơi thoáng mát, bổ sung nước uống thường xuyên để trẻ không bị mất nước dẫn đến mệt mỏi, chán ăn.

Nắng nóng uống nước kiểu này cực kỳ hại sức khỏe - 2


Ở người già, các phản xạ đều giảm nên không phải ai cũng có cảm giác khát nước nên cần định sẵn một lượng nước cần uống trong ngày và uống hết để bảo vệ sức khỏe. Nhất là đối với người 60, 70 tuổi trở lên, bệnh mạch vành chiếm đến 70-80%, cơ tim lúc nào cũng thiếu máu nếu bị mất điện giải có thể xuất hiện những cơn rối loạn nhịp tim. Bệnh nếu không điều chỉnh sẽ dẫn đến cơn nhịp nhanh khiến tim ngừng đập, làm bệnh mạch vành nặng lên, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử, bác sĩ Thành khuyến cáo.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân suy tim mà uống nhiều nước làm tăng khối lượng tuần hoàn, sẽ bị suy nặng hơn. Vì thế, người suy tim nên khống chế lượng nước đầu vào, khi nào khát thì uống. Với bệnh nhân mạch vành, huyết áp thì vẫn uống nước như thường. Người không có bệnh tiểu đường thì uống sữa đậu nành, nước hoa quả.

Còn theo ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng, khi thời tiết nắng nóng cần thường xuyên bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh. Việc uống nước cũng cần uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc, các loại nước uống như: nước hoa quả, nước rau, nước osezol, nước có pha thêm chút muối,...

Nắng nóng uống nước kiểu này cực kỳ hại sức khỏe - 4

Uống quá nhiều nước một lúc không tốt cho sức khỏe: nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài, thành phần chính là nước và một số chất điện giải như natri, kali được hòa tan trong nước. Khi bổ sung nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn cảm giác khát hơn. Uống nước nhiều một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Khi uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm cơn khát tốt hơn.

Khi khát, nhiều người chọn uống nước đá, nước lạnh nhằm giải tỏa cơn khát, giải pháp này thực sự không tốt cho sức khỏe. Khi thời tiết nóng, uống nước đá nước lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến bị viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Nước uống phù hợp nhất là những loại nước để ở môi trường tự nhiên, nó phù hợp với nhiệt độ cơ thể.

Chính vì vậy, để phòng tránh tình trạng thiếu nước, cần quan tâm uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em, không nên để thiếu nước đến khi thấy khát mới uống. Trong bữa ăn hàng ngày người ta khuyên nên có 4-5 món ăn: món cơm, món chất đạm, món rau xanh, món canh và món hoa quả để cung cấp đủ dinh dưỡng và nhu cầu nước, đặc biệt là trong mùa hè.

Theo Thái Hà (Tiền Phong)
Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Muốn con sinh ra không bị nhiễm virus viêm gan B phải làm gì?

Viêm gan B là căn bệnh rất dễ mắc phải, thường lây qua đường máu, từ mẹ sang con và đường tình dục. Hiện nay việc mẹ mắc bệnh viêm gan B và khi mang thai sinh nở rất dễ lây sang cho con. 

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Ước tính, khoảng 5 - 10% nguy cơ nhiễm viêm gan B xảy ra cho thai nhi trong tử cung do vi rút xâm nhập qua gai rau bị tổn thương.

Trên thực tế vẫn có khoảng 10 - 20% trẻ sinh ra từ mẹ có vi rút viêm gan B dương tính vẫn bị nhiễm bệnh viêm gan B sau khi sinh, mặc dù đã được tiêm phòng vắc xin viêm gan B.



Lây truyền viêm gan B trong quá trình chuyển dạ và khi đẻ là nguyên nhân phổ biến trong cơ chế lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Trong số những trẻ nhiễm viêm gan B do lây truyền từ mẹ sang, có tới 90% trẻ có nguy cơ chuyển thành viêm gan mạn tính.

Để giảm nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ trong lần khám đầu tiên trước khi chuẩn bị mang thai đều nên làm xét nghiệm xác định vi rút viêm gan B và xét nghiệm lại trong thai kỳ nếu cần thiết.

Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan B có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động (tỷ lệ bảo vệ trên 90%).

Theo đó, gây miễn dịch thụ động bằng cách tiêm Immunoglobulin cần được thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau sinh. Gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc xin cũng cần được thực hiện mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, các mũi sau theo lịch tiêm chủng…

Bên cạnh đó, theo báo cáo gần đây của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ước tính Việt Nam có 10 triệu trường hợp nhiễm viêm gan B và gần 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C.

Bệnh viêm gan vi rút B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vắc xin sớm và đúng quy định.