This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan giai đoạn cuối biểu hiện: Mệt mỏi, đau nhức liên tục, gan to, gan to, xuất huyết đường tiêu hóa, cổ trướng… Dấu hiệu nhận biết ung thư gan giai đoạn cuối khá rõ rệt vì bệnh đã di căn. 

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan giai đoạn cuối biểu hiện rất rõ và có thể dễ dàng nhận ra. Nếu những người bị ung thư gan giai đoạn đầu có thể có những triệu chứng như: Đau bụng, vàng da, vàng mắt, buồn nôn, mệt mỏi sụt cân… thì đối với những bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối biểu hiện có những triệu chứng nguy hiểm và rõ rệt hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối bạn cần chú ý:



Mệt mỏi

Nếu như trước đây cơ thể bạn rất khỏe mạnh thì khi mắc phải ung thư gan và đặc biệt ở tình trạng nặng thì cơ thể của bạn vẫn sẽ phản ứng bằng sự mệt mỏi. Mặc dù bạn không làm bất kì việc nặng nào nhưng bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, bạn mất đi khả năng lao động.

Bên cạnh đó, sự suy nhược của cơ thể cũng khiến bạn sụt cân nhanh chóng. Thường thì khoảng 5 – 6 kg trong vòng 1 tháng, có người sụt nhanh hơn.

Rối loạn tiêu hóa

Khi chức năng gan suy giảm, hệ tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng của mình. Hệ tiêu hóa sẽ thường xuyên bị rối loạn và bạn cũng sẽ thường xuyên mắc những chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, thường xuyên đau bụng dữ dội.



Ngoài ra, bạn luôn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi dù không ăn gì. Ở kì cuối của ung thư gan, bạn thường đi đại tiện nhiều lần trong một ngày. Nếu để ý sẽ thấy phân nát và có nhiều chất nhầy.

Da có màu vàng rơm và xanh xao

Các tế bào bị hủy hoại nặng hơn do tắc mật gây nên tình trạng da vàng. Hiện tượng da vàng cũng đã được đề cập ở thời kì đầu của bệnh nhưng bước vào giai đoạn cuối, da có màu vàng hơn (vàng rơm) và có biểu hiện xanh xao.

Bị xuất huyết tiêu hóa

Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối biểu hiện hết sức trầm trọng như xuất huyết tiêu hóa, do gan và dạ dày liên quan mật thiết nên gan hỏng cũng sẽ làm dạ dày có những biểu hiện kèm theo. Lá lách cũng là một bộ phận liên quan đến gan. Lá lách sẽ lớn dần lên, đây chính là ảnh hưởng của bệnh xơ gan.

Đau tức liên tục

Đối với bệnh nhân ung thư gan thời kì cuối, những cơn đau là điều không tránh khỏi. Gan là nằm gần dạ dày, việc gan bị tổn thương gây ra những cơn đau đột ngột kéo dài. Những cơn đau quặn thắt ở gan và dạ dày rất khó chịu  là các dấu hiệu ung thư gan.

Việc chấm dứt những cơn đau này sẽ cần đến những loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc giảm đau với mật độ cao thì chức năng gan thêm suy giảm.

                                           cham soc nguoi benh ung thu gan




Gan to

Gan to lên, người bệnh sẽ sờ thấy những khối u ở phần gan trên cơ thể. Những khối u này là báo hiệu quan trọng cho việc gan của bạn đã hỏng nghiêm trọng. Người bệnh có thể sờ thấy những khối u dạng cục to nhỏ khác nhau trên bụng trên.

Cơ thể người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng. Đối với người mắc ung thư gan giai đoạn cuối, do những tác động khác nhau mà cơ thể nhanh chóng suy nhược nghiêm trọng. Một số dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối khác như – rụng lông, rụng tóc và xuất hiện những mạch sao ở những vùng da mỏng trên cơ thể.

Cổ trướng

Ở thời kì cuối, bệnh nhân ung thư gan cũng có thể bị phù chi dưới, bụng phình lớn và thường có màu vàng của cỏ úa hoặc màu đỏ (do máu).

Ung thư gan thời kì cuối thường chỉ duy trì được sự sống của bệnh nhân trong một thời gian ngắn nữa mà thôi.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Gan tham gia vào các chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng thường gặp nhiều ở những người bệnh xơ gan nhập viện. Việc phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng hoặc quá nhạy cảm với đau, tăng bạch cầu, nhiễm trùng máu cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Xuất huyết do giãn tĩnh mạch

Gan xơ làm dòng máu đi qua bị cản trở, làm tăng áp lực tại tĩnh mạch cũng như tại các hệ nối cửa chủ, dẫn đến gian tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình dạ dạy. Khi giãn đến một mức độ nào đó, tĩnh mạch sẽ vỡ, máu sẽ thoát ra ngoài cơ thể bằng các con đường như nôn ra máu, đại tiện ra máu. Trong trường hợp này người bệnh cần cấp cứu ngay lập vì nguy cơ tử vong rất cao.

Giãn tĩnh mạch được điều trị bằng cách truyền thuốc, truyền máu, nội soi dạ dày cấp cứu nhằm thắt hoặc chích xơ các búi giãn tĩnh mạch.



Ung thư gan

Bệnh xơ gan do virus có khả năng biến chứng thành ung thư gan nếu không được điều trị hợp lý. Gan của người mắc ung thư gan sẽ ngày một to ra, cứng, bề mặt không nhẵn, có những khối u nhỏ không đồng nhất, thường bị đau tức ở vùng gan. Hơn 1/3 người mắc ung thư gan mắc bệnh vàng da, thường gặp nhất ở giai đoạn cuối kèm theo các triệu chứng chẳng hạn như sốt cao, ăn không ngon, nôn mửa và hay bị đi ngoài.

Hội chứng gan thận

Có đến 14% - 25% người mắc bệnh xơ gan gặp biến chứng suy thận. Hội chứng gan thận là một dạng suy thận trước thận do giãn mạch, làm giảm thể tích máu động mạch dẫn đến hiện tượng co mạch thận. Điều này thường xảy ra ở người bệnh xơ gan cổ trướng. Đối với bệnh nhân xơ gan, nguy cơ chức năng thận bị suy giảm đột ngột là hoàn toàn có thể.

Xơ gan cổ trướng



Xơ gan khiến việc tổng hợp protein giảm, tức là protein trong máu thấp, đồng thời hồng cầu giảm dẫn đến áp lực của huyết tương giảm, không giữ được nước trong máu và tế bào. Vì thế nước và một số thành phần của huyết tương thoát ra các khoang trống (như khoang ổ bụng, khoang màng phổi…) và các mô cơ. Lượng nước thoát ra càng nhiều bụng càng trướng lên. Đây chính là hiện tượng cổ trướng. Nước nhiều trong khoang màng phổi dẫn đến khó thở. Nước nhiều trong mô cơ sẽ khiến cơ thể sẽ bị phù, đặc biệt là phần thấp của chân như bàn chân, cẳng chân.

Cổ trướng là giai đoạn nặng của xơ gan. Nếu không điều trị kịp thời và hợp lý thì người bệnh có nguy cơ tử vong cao vì kiệt sức hoặc vỡ tĩnh mạch thực quản, máu chảy ồ ạt mà chết.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Tiêm phòng vacxin viêm gan B cần bao nhiêu mũi?

Viêm gan B, hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là căn bệnh truyền nhiễm do virus siêu vi B (HBV) gây ra, lây truyền qua các đường từ mẹ sang con, quan hệ tình dục, truyền máu, hoặc do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Trong đó, 2 con đường dễ lây truyền nhất là từ mẹ sang con và tiếp xúc với người thân trong gia đình, hoặc những người bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt, trẻ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh này nhất, vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn so với người lớn. Thế nên, việc tiêm phòng viêm gan B là biện pháp giúp tăng sức đề kháng để chống lại sức mạnh của các virus gây bệnh.



Viêm gan B hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm, nhưng hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B. Nếu trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, thì mẹ không cần quá lo ngại việc trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vậy tiêm phòng viêm gan B cho trẻ mấy mũi để đạt hiệu quả cao nhất?

  • Trong chương trình tiêm chủng quốc gia , các trẻ dưới 12 tháng tuổi cần đảm bảo đủ 3 hoặc 4 mũi tiêm. Một số trẻ chỉ cần tiêm đủ 3 mũi trước 12 tháng tuổi cũng đủ tạo miễn dịch để phòng bệnh.
  • Ở những trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B, trẻ cần được tiêm đủ 4 mũi. Bác sĩ khuyến cáo trẻ cần được tiêm mũi đầu tiên ngay sau sinh trong vòng 24h. Mũi tiêm này có tác dụng giảm 90-95% khả năng bị nhiễm bệnh. Các mũi tiêm sau đó lần lượt thực hiện khi trẻ đủ 1, 2 và 12 tháng tuổi.
  • Nếu mẹ không bị nhiễm bệnh, trẻ chỉ cần tiêm đủ 3 mũi vào các khung thời gian: mũi tiêm thứ nhất trong vòng 24h sau sinh, mũi tiêm thứ 2 lúc 1 tháng tuổi và mũi tiêm thứ 3 khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Sau 12 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm bổ sung 1 mũi thứ 4 để nhắc lại vào lúc trẻ từ đủ 16 đến 18 tháng tuổi.
  • Nếu trẻ thuộc nhóm đối tượng mắc bệnh mãn tính, sinh non không đủ 2.5 kí, hoặc đang sốt, bị dị ứng, trẻ có thể bỏ qua mũi tiêm này, vì nếu được tiêm chậm hơn khoảng thời gian đó sẽ không đảm bảo hiệu lực của vắc xin.
  • Một số mẹ lo ngại cho sức khỏe trẻ khi phải tiêm vắc xin viêm gan B cùng các loại vắc xin phòng bệnh khác. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì?

Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây viêm gan B

Bệnh viêm gan B gây ra bởi cơ thể bị nhiễm siêu khuẩn HBV.

Siêu vi viêm gan B sống trong máu và dịch cơ thể. Nó có thể truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo và máu, từ mẹ sang con khi sinh, hoặc có thể lây nhiễm qua vết thương vết cắt, bong ngoài da hoặc có sự tiếp xúc dịch với người đã nhiễm bệnh trước đó, ví dụ quan hệ với bạn tình.

Nguy cơ lây nhiễm tăng cao khi bạn du lịch hoặc đi đến những quốc gia hoặc vùng có tỷ lệ viêm nhiễm HBV cao.

Mọi người đều có khả năng bị nhiễm bệnh mà không hề hay biết, do bệnh viêm gan B không biểu hiện triệu chứng rõ rệt nào.



Điều trị viêm gan B

Không có phương pháp điều trị hay dùng thuốc cụ thể cho đối tượng bị viêm gan B cấp tính. Các biện pháp y tế hỗ trợ còn tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh.


Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể của quy vị qua vết cắt hoặc chỗ hở khác, quy vị rất dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Viêm gan B có ảnh hưởng gì?

Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.



Cách phòng ngừa viêm gan siêu vi B

Có một loại siêu vi rất an toàn và hiệu quả, có thể ngừa bệnh viêm gan B. Loại thuốc này được cho dùng theo đợt ba mũi chích ngừa viêm gan B. Các viên chức y tế khuyến cáo nên chích ngừa loại thuốc này cho trẻ sơ sinh khi ra đời, và tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều nên đi chủng ngừa. Họ cũng khuyến cáo rằng những người lớn dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do công việc hoặc tiếp xúc với người bạn tình hoặc người nhà đã mắc bệnh đều nên đi chủng ngừa.

Nhờ có chủng ngừa, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính tại Hoa Kỳ đã giảm 78% trong 15 năm qua. Tuy nhiên, bệnh HBV vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người lớn không đi chủng ngừa, số người này chiếm 95% trong số khoảng 51,000 trường hợp mới mắc bệnh HBV trong năm 2005. Chính vì vậy việc người lớn đi chủng ngừa là rất quan trọng.